Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

ST - Khi người ta bán tuổi trẻ với giá quá rẻ

Nguồn: http://ihay.thanhnien.com.vn/pages/20141023/khi-nguoi-ta-ban-tuoi-tre-voi-gia-qua-re.aspx

Tích tiểu thành đại. Hãy tiết kiệm cho mình 1 chút thời gian hằng ngày để làm việc có ích, đọc một vài trang sách, học một vài từ vựng Anh văn mới, làm quen với một số người bạn mới, tìm hiểu những diễn đàn hay forum về lĩnh vực bạn yêu thích ... Chỉ một chút, một chút thôi, nhưng qua thời gian bạn sẽ thấy nó vô cũng ý nghĩa. Đừng lãng phí thời gian của tuổi trẻ nữa :)

Khi người ta bán tuổi trẻ với giá quá rẻ

Tháng 4.2014, tôi đi Tây Ninh. Buổi chiều hôm ấy ngồi trong quán cà phê, nói chuyện với một em trai 17 tuổi. Nhà em ở huyện Bến Cầu. Nghỉ học giữa chừng, em đi làm giữ xe ở quán cà phê, một tháng kiếm 2 triệu, chủ quán bao cơm.
Em ngồi như vậy từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối, cùng với một người nữa, có thay phiên để nghỉ ngơi chút đỉnh trong giờ vắng khách. Mỗi ngày em kiếm được chừng 70.000 đồng. Em không phải người trẻ đầu tiên tôi gặp phải bán thời gian trẻ nhất của mình để kiếm đủ số tiền lo hai bữa ăn và giúp đỡ một người thân nào đó trong cuộc sống thường nhật.
Ở Sài Gòn cũng không khác. Hàng chục ngàn em trai, em gái, 13 -15 tuổi, trẻ trung, xinh đẹp, lơ ngơ vào thành phố, làm một công việc gì đó như giữ xe, ngồi ghi vé xe, ngồi xếp trái cây, đứng xếp sữa lên kệ, ngồi đánh dấu người ra vào cơ quan... Những công việc ấy có ưu điểm: đem lại miếng ăn - vốn cực kỳ ngặt nghèo và khó khăn với những đứa trẻ ở nông thôn, sinh ra trong gia đình nghèo khó và không có việc làm. Em nói với tôi: “Em may mắn có việc, chứ bạn em ngồi quán cà phê cả ngày, không việc làm, lại nợ tiền... cà phê”.
Chuyện nói ra như đùa. Thật là một tin mừng vì cuối cùng những người trẻ ở nông thôn cũng tìm được việc gì đó làm, kiếm được chút tiền cho bữa ăn hàng ngày, và họ không phạm tội ác gì ghê gớm vì... quá rảnh. Nghĩ như vậy cho lạc quan, bởi còn biết bao người trẻ ngoài kia la cà ngoài quán game, thất nghiệp thành trộm cướp, ăn bám gia đình.
Nhưng tương lai của họ là gì, nếu năm tháng đáng giá nhất này, họ chỉ ngồi để kiếm tiền. Họ ngồi hết 8 tiếng, 12 tiếng rồi trở về nhà, ngã lăn trên những tấm chiếu tạm bợ của phòng trọ, ngủ say ngất đi, để rồi sáng mai lại tỉnh dậy, ngồi tiếp những ngày tháng khác hòng có tiền lương mỗi tháng. Họ không tiến triển chút nào trong nghề nghiệp, hoặc có thêm rất ít chuyên môn, vì chuyên môn chính chỉ là ngồi, nhìn, đứng, đi lại, hỏi han, dắt xe.
 
Vào một lúc nào đó...  ta phải chi xài tuổi trẻ của mình một cách hợp lí, dù đang bị trăm thứ cơm áo gạo tiền ghì lấy
Đó là các nghề lương thiện. Nhưng đó là các nghề bán đổi tuổi trẻ và thời gian để lấy tiền mưu sinh, nơi các ông bà chủ nhìn vào bạn, thấy bạn 18 -20 tuổi, trẻ khỏe, xinh đẹp, có thể dắt xe không mỏi tay, đứng lâu không mỏi chân, hay xinh đẹp cho khách đến nhìn cho đẹp mắt (giống một cái bình hoa). Người ta trả tiền để mua tuổi trẻ và tháng ngày của bạn, với giá 100.000 đồng 24 giờ. Giá siêu rẻ!
Tôi quen một thầy giáo, ông rất giỏi tiếng Anh. Khi ông theo một chương trình nghiên cứu đi Mỹ, chúng tôi ngồi nói chuyện. Ông kể rằng năm ông 14 tuổi, vì gia đình gặp nạn, cha ông đi tù, mẹ ông từ người làm công chức phải ra hàng chạy chợ kiếm tiền nuôi 4 đứa con. Ông “đã lớn” nên phải theo mẹ ra chợ giữ xe, nghỉ học sớm. Hàng ngày ông xé một trang trong quyển từ điển tiếng Anh loại rẻ tiền mà ông mua ở một hàng sách cũ, dắt theo trong người, rồi ra bãi giữ xe.
Hết ngày hôm đó, dù có phải dắt xe hay không dắt xe, đông khách hay không đông khách, ông cũng quyết phải học thuộc các từ trong ấy, dùng bút chép lung tung vào quyển vở mang theo. Quyển từ điển vơi dần, ông cũng thuộc thêm nhiều từ, nhiều câu, cộng với mấy quyển sách học viết, ông tự học tiếng Anh và vẫn đi giữ xe, kiếm tiền phụ mẹ nuôi em. Khi tiễn ông ra sân bay, tôi không thể tin người đàn ông chững chạc và thành đạt trước mắt mình lại từng 14 tuổi, đi giữ xe, chạy chợ và học thành thạo một ngôn ngữ.
Khi nhìn thấy những ánh mắt trẻ làm các nghề ngồi, nghề giết thời gian đổi tiền, tôi nghĩ tới ông, nghĩ tới cả những người Nhật tôi từng gặp, đi một chuyến tàu 20 phút về nhà cũng giở sách ra đọc, coi như đọc được vài trang. Mỗi ngày người công chức Nhật đi làm đọc 3 trang sách, 30 ngày là được 30 trang từ điển và 90 trang sách. Cái thời gian ngắn ngủi, ngán ngẩm và tiêu tốn mà các bạn đang phải đem ra để đánh đổi lấy tiền ăn, tiền sống, thực ra cũng có thể tận dụng theo một cách khác.
Bạn có thể đọc hết một quyển sách trong 3 tháng, có thể chậm hơn một em sinh viên ngồi cả ngày trong thư viện. Bạn có thể học hết một quyển chuyên đề trong 4 tháng, càng chậm hơn so với một người có chuyên ngành và được cha mẹ trả tiền cho đi học. Nhưng dù chậm trễ đến vậy, bạn cũng đang tiêu xài những khoảnh khắc ngắn một cách có ích, thay vì ngán ngẩm ngồi nhìn khách vào tòa nhà, ngán ngẩm ngồi canh kệ thuốc lá, ngán ngẩm ngồi chờ khách ra xe, ngán ngẩm mở những clip hài trên mạng cho nhau xem, cười hề hề, xem truyện sex (nên đọc khi về nhà ngủ), check Facebook, tán dóc điện thoại, tốn tiền xem hàng online giá rẻ mà không có lúc nào đi mua được.
 
Lâu rồi, trên đài phát thanh tôi từng nghe, có kể chuyện một anh chế máy nông cụ. Người ta hỏi anh vì sao làm công chức giấy tờ lại biết chế máy cho nông dân, mà chế có vẻ thực tế vậy. Anh kể, hàng ngày tôi đi làm, đều phải ngồi xe công ty một tiếng để tới thành phố vào làm. Một tiếng đó tôi ngồi đọc sách, vẽ mẫu, xong đâu đấy thì chế thử, cuối cùng cũng ra.
Vậy là khi vài chục người khác cùng công ty trên chuyến xe của anh đang ngủ, đang tán dóc, đang nghe nhạc, đang nói xấu đồng nghiệp, thì anh ta đọc sách. Với một năm đi làm, anh ta vừa có lương, vừa “thặng dư” được 200 - 300 giờ đọc sách, tức là tương đương 8 - 12 ngày đọc sách 24 giờ liên tiếp. Mớ kiến thức tưởng chừng đùa giỡn của anh công chức, trang từ điển tưởng chừng xé ra chơi của ông thầy, gom lại đã thành một tương lai rất khác của người ta – khi ta trẻ và thừa thãi thời gian để tiêu phí.
Bây giờ còn dễ hơn xưa cả trăm lần. Ông thầy tôi phải tốn công xé giấy, anh công chức phải vác sách theo. Chớ bây giờ, ai cũng có cái điện thoại để nghe nhạc, chơi Facebook, xem phim, xem clip hài. Mấy cái điện thoại đó có thể xem được vô số loại sách vở trên đời, cứ mở ra nhìn vô là thấy thứ để đọc.
Hãy tưởng tượng mà xem, khi bạn 18 -20 tuổi, người ta sẵn sàng thuê bạn để ngồi, để làm bảo vệ, làm tiếp viên, làm nhân viên đón khách... vì bạn trẻ, đẹp, có nụ cười tươi, có sức khỏe, có vóc dáng. Đến khi bạn 40 tuổi, nhan sắc tàn, sức khỏe xấu, vóc dáng béo phệ, và bạn vẫn chẳng biết làm gì hơn là bán thời gian của mình để... ngồi, liệu có còn ai thuê bạn không?
Vào một lúc nào đó...  ta phải chi xài tuổi trẻ của mình một cách hợp lí, dù đang bị trăm thứ cơm áo gạo tiền ghì lấy.
Mình phải biết một thứ gì đó thật tốt, phải có một “chuyên môn” gì đó, dù nhỏ tí xíu và đơn giản, phải có tri thức cho chính mình, dù ít hay nhiều. Trong một bài nói chuyện tôi từng nghe, bà diễn giả bảo bà cực kỳ ngạc nhiên về sự thay đổi của công nhân Trung Quốc, ở khu công nghiệp bà khảo sát, có những lớp dạy tiếng Anh cả 2-3 giờ sáng, dạy theo bất cứ ca nào có công nhân cần học. Và giờ thì giá tiền lương công nhân Trung Quốc hết rẻ nhất rồi vì họ chăm quá mà.
Thôi mình đừng ngồi ngơ ngác nhấn chìm thời gian nữa.... chỉ để đổi lấy vài triệu ít ỏi cho cơm áo hàng ngày.
Blog của Khải Đơn
Ảnh minh họa: Shutterstock

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

ST - Why You Should Take the Blame

Đôi khi bạn vô tình dẫm chân một chú chó. Và rất nhiều người trong chúng ta, trong đó có cả tôi, la lên rằng "Cái con chó này !". Nghĩa là, ai bảo mày đứng trên đường đi của tao, nên tao dậm là phải rồi. Lần sau nhớ tránh ra nha !.
Đại ý là vậy, bạn dẫm chân con chó xong và đỗ thừa lỗi là do nó, bảo nó rút kinh nghiệm. Trong khi nó chỉ là một con chó.
"Tự chịu trách nhiệm bản thân" - nghe có vẻ đơn giản nhưng cần phải thực hành từng chút, từng chút nếu như thật sự muốn tiến bộ và cầu tiến ...

Trích từ blog: http://blogs.hbr.org/2013/04/why-you-should-take-the-blame/

I was at a party in Greenwich Village in New York City. It was crowded, with about twice as many people as the space comfortably fit. There was a dog in the mix too. But it was a casual event and we all spent a lot of time in the kitchen, cooking and cleaning.
I was at the sink washing dishes when I heard the dog yelp behind me. I turned just in time to see a woman curse at the dog as it dashed out of the kitchen. She had obviously just stepped on his foot or tail.
“Watch out!” she shouted after the dog, then saw me looking at her and added, “He’s always in the way.”
Really? You step on a dog and then you blame the dog? Who does that?
Actually, a lot of us do.
We start blaming others at an early age, usually to escape parental anger and punishment, but also to preserve our own self-esteem and self-image. Then the behavior sticks, often well into our adulthood. I — and I am sure you — see people in organizations point fingers all the time.
Sometimes it’s at a departmental level: A struggling sales group blames a poor product, while the product people blame an ineffectual sales team or maybe lax manufacturing. Blaming a department or a product feels safer than blaming a person since it appears less personal, can pass as an attempt at organizational improvement, and might seem less defensive. But it’s counter-productive as the transparency of culpability betrays its disguises.
A few years ago I sat at a table with the leaders of a major stock exchange. They were struggling with setting goals for the year. The CEO, to whom they all reported, was not in the room.
I asked them what was getting in the way. “We need direction from senior leadership,” they answered in agreement.
“Seriously?” I was stunned. “Look around,” I said, raising my voice a little, “Everyone in the organization is looking for direction from you! You are senior leadership.”
“No,” the head of something answered with the others nodding, “The CEO isn’t here.”
I retorted: “You’re blaming the CEO? You’re waiting for him to tell you what to do? At your level? Really?”
An awkward silence followed. Then we got to work turning the company around.
Blaming others is a poor strategy. Not simply because everyone can see through it. Or because it’s dishonest. Or because it destroys relationships. Or even because, while trying to preserve our self-esteem, it actually weakens it. There’s a more essential reason why blame is a bad idea: Blame prevents learning.
If something isn’t your fault, then there’s no reason for you to do anything differently. Which means, in all probability, you’ll make the same mistake in the future. That will lead to more blame. It’s a cycle that almost always ends badly.
Recently, a CEO I work with fired Bill*, one of his portfolio managers. He didn’t fire him for poor results. He fired him for blaming his poor investment results on everything except himself. The CEO was only looking for one thing from Bill: Awareness of the mistakes he was making. But Bill continued to deny his role in his poorly performing portfolio.
The CEO was right to fire him. If Bill couldn’t admit to the mistakes he was making, why wouldn’t he make the same mistake tomorrow? Would you trust Bill with your money?
Thankfully there’s a simple solution: Take the blame for anything you’re even remotely responsible for.
This solution transforms all the negative consequences of blaming others into positive ones. It solidifies relationships, improves your credibility, makes you and others happy, reinforces transparency, improves self-esteem, increases learning, and solves problems. It’s as close as I’ve ever seen to a panacea.
Contrary to what you may feel in the moment, taking the blame is the power move, strengthening your position, not weakening it. First of all, because once you’ve taken responsibility for something, you can do something about it, which gives you strength.
But also because it takes courage to own your blame, and that shows strength. It immediately silences anyone who might try to blame you — what’s the point if you’ve already taken the blame? The “blame you” conversation is over. Now you can focus on solving problems.
Being defensive makes you slippery. Taking responsibility makes you trustworthy. You might think it puts you at risk because others may see an opening and jump on you. But that’s not what usually happens.
I was running a strategy offsite at a high technology company with a CEO and his direct reports. We were looking at some problematic numbers from the previous quarter. One by one each leader was trying to argue that he or she was not, ultimately, responsible for the issues, pointing to the other areas that contributed.
Then Dave, the head of sales spoke up. He proceeded to list the mistakes he felt he personally made and what he wanted to do differently in the future.
His colleagues didn’t pile on. In fact, they did the opposite. They began to say things to dilute his blame. One by one, they started taking responsibility for their role in the challenges the company was facing.
Taking the blame serves as an example. When you take the blame, others get embarrassed about not taking the blame themselves. When they see you don’t get shot, they feel emboldened to take the risk.
And even if they don’t, you will now be able to avoid making the mistakes you’ve made in the past, which, ultimately, is the key to your success.
By taking the blame, Dave changed the course of that meeting and, as it turns out, the course of the company. He also got promoted.
There is one tricky part of this. To take the blame, you need to have confidence in yourself and your capability. You need the personal strength to accept failure. You need enough self-esteem to believe you can learn from your mistakes and succeed another day. You need to accept failure as part of life and not a final sentence on who you are as a person.
In other words, it’s OK to step on a dog. It happens. Just don’t blame the dog.
*Names have been changed.
More blog posts by

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Ngoại ơi !

"Ầu ơ, ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Chứ khó đi mẹ dắt con đi,
Con đi trường học ... ầu ơ ...
Con đi trường học ... mẹ đi trường đời ..."
Khúc hát ru mà ngoại thường hay hát để ru em con ngủ. Con hư, con không biết ru em, con chỉ biết ngồi bên vừa nhìn ngoại đưa nôi, vừa nghe ngoại hát ru. Con tưởng tượng lúc con còn nhỏ, ngoại cũng ru con bằng câu hát đó phải không ngoại, chỉ có điều lúc đó tay ngoại không nhăn nheo như lúc bây giờ, giọng hát ngoại cũng khỏe hơn lúc bây giờ ngoại ha.
Nhà ngoại thuộc dạng nghèo của xã ngoại ha, hồi đó tới mùa nước lụt là nhà ngoại lại phải lên ghe mà ở, vì nước gần lút cả nhà. Con nhớ lúc con còn nhỏ, con không thích về nhà ngoại chơi, vì lúc đó con ở nhà con quen rồi, có bạn bè, có những chỗ con quen. Về ở với ngoại, con lủi thủi một mình nên con chán, không muốn ở. Con về nhà nội, bà nội hay cho tiền con mua bánh mua kẹo, còn về nhà ngoại, ngoại đâu có gì để cho con. Con dại quá ngoại ơi, con đâu biết được tình thương ngoại dành cho con biết nhường nào mà vật chất nào có há chi. Nhà ngoại nghèo nhưng tình cảm nhiều hơn ai hết. Con nghe má kể, lúc xưa có người đi bán mắm xa nhà, ngoại thương, ngoại cho ở lại nhà nấu cơm ăn. Sau này vì ân nghĩa mà người ta xem ngoại còn hơn người thân, đám tiệc gì cũng không quản ngại đường xa để đến nhà mình dự.
Ngoại hay kể, lúc con còn nhỏ xíu, nằm trên giường, con hay dùng chân đạp vào mái tôn bên cạnh, con quậy lắm, nhưng ngoại thương lắm. Lớn lên một chút, con thích nghịch bếp lửa, lắm khi con dại, lấy lửa thử đốt vào mái tranh khô xem nó cháy ra ren. Ai dè cháy lớn hơn con tưởng nhiều, nhưng mà may con dập được, không lại mất công ngoại xây nhà mới rồi. Về nhà ngoại, con được ăn trái sim tím, được Cậu Ku làm súng thụt cho con chơi, những thứ chỉ nhà ngoại mới có. Con thích lắm. Con còn thích sờ tóc ông ngoại, vì tóc ông ngoại trắng như cước, hệt như ông bụt trong truyện hay trên tivi. Lưng ngoại còng, ngón chân kề cái của ngoại không biết vì ren lại thích nằm đề lên ngón chân cái, cả 2 chân đều bị như vậy. Con vừa thấy lạ, vừa thấy thương ngoại. Con còn nhỏ quá ngoại ơi !
Ngoại già, nhưng còn minh mẫn lắm. Ngoại chăm con lớn, rồi lại chăm em con. Hồi đó con thấy ngoại hay hốp cho em con, lấy lá gì đó hơ bếp than rồi đắp vào đầu, vào bụng nó. Con thấy em con bé tí tẹo, bị ngoại hốp như vậy, con không thích. Con sợ ngoại già, nhiều khi không biết lại làm em con đau. Mà con đâu có biết được, hồi xưa ngoại cũng hốp cho con như vậy, hốp kĩ hơn lúc hốp em con, nên từ nhỏ đến lớn con ít bị đau cảm, ít bị sổ mũi như mấy đứa khác. Con hư quá ngoại ơi !
Rồi con lớn lên chút, vào đại học. Hè tới hè, tết tới tết con đều lên thăm ngoại, rồi thắm hương cho ông ngoại. Ngoại vẫn nhớ con, vẫn nhận ra con là thằng Sỉn của ngoại. Chỉ đến cái tết vừa rồi là ngoại đã yếu, nhưng mà cố gắng một chút thì vẫn biết con là thằng Sỉn. Ngoại từng nói, ngoại chờ thằng Sỉn lấy vợ, rồi ngoại cho thằng Sỉn 1 chỉ vàng nghe. Con nói, một chỉ vàng ren đủ được ngoại. Ngoại kêu ngoại dành dụm được chừng đó thôi. Con thương ngoại lắm, con nói con giỡn thôi, chỉ cần ngoại sống khỏe mạnh đến lúc con lấy vợ là được ạ. Ngoại hứa với con rồi ngoại nhớ không, con vẫn chưa lấy được vợ mà ngoại ...
Ký ức của con về ngoại thanh bình lắm. Là cánh đồng lúa xanh biếc. Là hàng cây xôn xao trước hiên nhà những chiều gió về. Là giếng nước mát trong. Là bếp lửa hồng lúc nào cũng ấm áp. Là câu hát ru ầu ơ mà dù con có lớn bao nhiêu cũng muốn nghe lại. Là đôi tay nâng niu từ lúc con chào đời. Ngoại được đoàn tụ với ông ngoại rồi ngoại nhé. Con nhớ và thương ngoại nhiều.


----
Ku Sỉn của Ngoại - 16/10/2014

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Vintage thứ 7 cuối tuần

Cuối tuần mưa lành lạnh, đang chạy xe nhanh ngoài đường thì tấp vào đây, vào quán thấy ấm hẳn lên, nhịp sống chậm lại hẳn. Nghe chút nhạc rất hay mà mình thì không hiểu con khỉ gì, cũng chẳng biết nó hát tiếng gì nữa. Nhưng mà thấy thoải mái vô cùng ...
 
 
Puerto Rico
http://shz.am/t281406

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Cheer up

"Đừng nói chán, hãy nói Cheer up"
Cuộc sống hằng ngày không thể không nhắc đến công việc, vì ta phải mất từ 9 - 10 tiếng ở công ty (có khi hơn nếu OT). Mà nói tới công việc thì ... ôi thôi đủ thăng trầm. Lúc còn đi học thì khát khao tốt nghiệp thật mau, đi xin việc rồi đi làm cho sướng, cho khỏe. Rồi mới bắt đầu đi làm, được "bỡ ngỡ" học được nhiều thứ hay ho mà trong trường không ai dạy ta cả. Tôi may mắn có được bước đi đầu tiên khá thuận lợi khi gặp được những người bạn, người anh, người chị giúp đỡ tôi những lúc mới bước chân vào nghề. Nhưng cuộc vui nào cũng có lúc tàn, những người thường hay hỗ trợ tôi hay sát cánh bên tôi từ những ngày đầu đi làm lần lượt ra đi. Họ ra đi tìm kiếm cho mình chân trời mới phù hợp hơn, tôi thì vẫn ở lại ... Nhiều lúc thật sự rất rất chán công việc hiện tại. Tôi thấy công việc hiện tại mất đi niềm vui và sự hứng khởi khi làm việc như những ngày đầu đi làm. Đã có những lúc tôi muốn đập bàn mà hét lên rằng : "Dẹp, nghỉ, ta bay đây". Nhưng bay đi đâu được khi tôi thiếu một đôi cánh đủ mạnh để bay, biết đó là gì không, ANH VĂN. Vào làm cho một công ty nhà nước, nơi hằng ngày giao tiếp với người bản địa 100% Việt Nam, nên lụi tàn lần, mỗi lần muốn đụng tới anh văn là lại thôi, trong đầu lại nổi lên suy nghĩ "Thôi để từ từ khi nào rảnh muốn chuyến công ty rồi học cũng chưa muộn". Ừ thì 2 chữ "từ từ", ừ thì 3 chữ "khi nào rảnh", đời người có biết bao nhiêu chuyện phải làm, biết bao nhiêu đam mê đời thường cám dỗ để dễ dàng khiến ta quên đi những mục tiêu ta từng hứa là "từ từ" "khi nào rảnh" sẽ thực hiện. Cho nên khi công việc, môi trường thay đổi đột ngột, ta muốn bay đi, không muốn bị gò bó nữa, thì cánh đâu có đủ mạnh mà bay. Cho nên nản càng thêm nản. Có những hôm đi làm không biết làm gì cho hết giờ, thế là lại lên mạng nghiên cứu linh tinh. Nhưng cũng không phải là quá muộn để tôi rút ra bài học kinh nghiệm, chuyện gì muốn làm thì phải làm ngay bây giờ. Đừng chần chừ nữa, bởi vì đã có rất rất nhiều lần tôi cứ hẹn rồi lại để đó ... cho quá khứ.
Còn vấn đề tìm lại niềm vui trong cuộc sống và công việc thì sao ? Giai đoạn tôi nản nhất là giai đoạn tôi chối bỏ trách nhiệm nhiều nhất. Tôi đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho mọi thứ xung quanh không hợp ý mình. Điều đó giúp ích gì được cho tôi ? Có, nó giúp tôi ngày càng chán nản tới tột cùng ! Vậy làm sao để đứng lên ? Vấp ngã ở đâu thì đứng dậy tại đó thôi. Bắt đầu từ những việc nhỏ, tập trung vào các tasks rất nhỏ để hoàn thành, để thắp lên lại ngọn lửa đam mê công việc, sự hứng khởi của tuổi trẻ. Đó là cách rất đơn giản nhưng tôi lại rất hay quên.
Tôi yêu cầu lông, thích nghe nhạc. Và công ty tôi làm việc không có tất cả những điều đó. Ừ thì không có mới cần có ta. Hiện giờ tôi và một người anh trong công ty đã lập ra được một hội cầu lông cũng rất đông người tham gia. Cái khó là làm sao di trì hội rồi từ đó làm bàn đạp tổ chức một hội thi cầu lông bé bé trong phòng. Chẳng phải là tôi sẽ hướng đến được sở thích tổ chức events mà tôi hay làm khi còn ngồi trên ghế nhà trường hay sao. Ngoài ra, "Radio phát-gì-nghe-nấy" của tôi xuất phát từ một ý tưởng đơn giản nhưng biết đâu sau này nó lại là nơi chia sẻ nỗi niềm của tất cả nhân viên trong công ty thì quá hay rồi còn gì, giải quyết được bài toán của ban quản lý phòng "Làm sao hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân viên, càng sớm càng tốt". (Tôi nói càng sớm càng tốt là bởi vì đừng để quá muộn, đến khi nhân viên gặp mình để xin nghỉ việc rồi lúc đó mới hiểu được "tâm tư nhau" thì quá trễ rồi).
Oh, vậy đấy. Giờ tôi khá lên nhiều rồi. Ai giúp tôi vậy ? Là tôi, chính tôi, và do tôi.
Cho nên, tôi tự dặn mình và cũng muốn nhắc nhở người khác mỗi khi cảm giác chán nản ập đến. "Đừng nói chán, hãy nói cheer". Đời thay đổi khi ta thay đổi mà thôi.


--
Sài Gòn 12:19 A.M 02/10/2014