Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Ai cũng có điểm mạnh để ta học hỏi

Tuần vừa rồi là một tuần làm việc cực kì căng thẳng trên công ty. Tôi đảm nhiệm 2 dự án: dự án chính là bI4S4i90n, 1 dự án phụ bên CoBoSu ^^. Không biết sao tuần vừa rồi cả 2 dự án lại dồn deadline liên tục. Bên CoBoSu là hỗ trợ làm 1 WS truy suất CSDL để trả về thông tin cho người khác dùng. Mà căng nhất là phải kể đến dự án bI4******. Dự án bắt đầu từ cuối năm 2013, tới nay cũng gần được 4-5 tháng. Việc phát triển chức năng rất là trơn tru, vì tôi may mắn được làm chung với những người giỏi, có đội giải pháp cứng tay nghề, có ông anh (tôi coi như một người thầy, nhưng cũng có lúc coi như 1 người bạn để tâm sự) dìu dắt tôi từ những bước đi đầu tiên vào dự án. Mọi thứ đều êm đẹp, cho đến tuần vừa qua. Sau khi dự án triển khai thử nghiệm ở VT, bên đội dự án mới họp bàn đánh giá lại kết quả với bên đối tác. Mọi chức năng của phần mềm đều ok (vì đã có nền móng trước đó rồi, nên cứ dựa vào đó mà làm). Tuy nhiên, về phần báo cáo số liệu (1 trong những phần quan trọng nhất của dự án, bởi vì những người quản lý đều phải nhìn vào những con số trong báo cáo để đưa ra những quyết định về định hướng kinh doanh) bị lệch giữa các báo cáo với nhau. Lỗi này phát sinh là do thiếu xót của PM (Project Manager - Quản lý Dự án), đã quên phân task để check sự đồng bộ số liệu giữa các báo cáo. Thế là khách hàng làm ầm lên, đòi không ký hợp đồng, làm anh em trong đội dự án toá hoả, vì trước đó ai cũng nghĩ là việc ký hợp đồng là sớm hay muộn thôi, vì các sếp lớn bên trên đã thống nhất là muốn làm phần mềm này.
Vậy là một tuần để rà soát lại tất cả các báo cáo bắt đầu. Rất nhiều vấn đề phát sinh, nhưng ở đây tôi không nói về vấn đề nghiệp vụ dự án, mà tôi nói về khả năng giải quyết vấn đề, đặt biệt là vai trò của người PM.
Trong một tổ dự án có nhiều thành phần. Thành phần giải pháp, là người đi tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng để thu thập yêu cầu, về viết thành tài liệu để anh em trong đội dự án cùng thực hiện dựa trên tài liệu đó. Thành phần phát triển gồm 3 phần nhỏ, phần web để viết giao diện, xử lý luồng thao tác trên web, phần mobile để xây dựng các chức năng trên tablet, và phần core, chuyên lo về thiết kế và vận hành database (cơ sở dữ liệu). Thành phần kiểm thử, nhiệm vụ là kiểm tra lại những chức năng mà bên Phát triển đã thực hiện xong, nếu có lỗi phát sinh thì trả về cho bên phát triển sửa. Và người điều phối công việc trong tổ dự án chính là PM. Người sẽ lên kế hoạch, phân bổ nguồn lực để thực hiện.
Tổ dự án là nơi tập trung nhiều loại người, cá tính khác nhau hợp thành


Thực sự, lúc mới vào dự án, tôi như ếch ngồi đáy giếng, thực sự không nhận thức rõ vai trò của PM (vậy mà hồi xưa luôn mong ước thành PM dự án - thiệt nực cười thúi mũi :))). Nhưng đến khi có việc phát sinh, tôi mới học hỏi được nhiều thứ quan trọng từ anh PM trong đội dự án. Những đúc kết mà tôi nghĩ nên ghi lại, để sau này còn xem lại, nhớ lại, học hỏi và áp dụng vào thực tế nếu như muốn trở thành PM thực sự :
  • Khi có vấn đề phát sinh, việc những cái đầu nóng, những bất đồng quan điểm trong đội dự án cũng từ đó mà sinh ra. Người PM lúc này đã ở giữa phân xử công bằng, tránh tối đa trường hợp thành viên trong đội dự án cảm thấy bất mãn.
  • Lỗi phát sinh chính là do con người gây ra. Nhưng trong thời gian gấp gáp, việc quan trọng không phải chỉ trích, moi móc ra ai là người phải chịu trách nhiệm. PM chỉ cần hỏi ra nguyên nhân vì sao sai, và tập trung tìm phương án giải quyết. Anh em trong đội dự án, nếu ai làm sai, thì cũng tự biết mà sửa. Đặt trường hợp, PM làm căng chuyện, hay trách cứ người làm ra lỗi đó, thì tôi nghĩ lúc đó cũng chẳng giải quyết được gì, chỉ tổ mất thời gian và làm không khí thêm căng thẳng hơn.
  • Khi chưa tìm ra nguyên nhân lỗi, mọi người thường nêu lên nhiều giả thuyết có thể gây hoang mang - mà thực sự là như vậy. Lúc này, PM thực sự rất có kinh nghiệm. Anh thường bắt đầu bằng câu "Dừng lại đã, bây giờ xác định chúng ta có X vấn đề cần giải quyết...", từ đó, anh định hướng mọi người cách sửa chữa.
  • Điều quan trọng hơn cả, PM cũng là 1 phần của đội dự án. Anh rất biết quan tâm đến những thay đổi, thái độ hay tâm trạng của các thành viên trong team. Điển hình nhất là ví dụ của tôi, hôm đó tôi có một ngày tồi tệ, bị "dí đít" của 2 bên dự án, nên tâm trạng không hài lòng, có cảm giác mình bị quá tải và ép tiến độ, rất áp lực. Nhưng anh PM đã pm hỏi tôi về vấn đề hiện tại của tôi đang gặp phải, và cùng nêu cách giải quyết. Chỉ hành động nhỏ đó thôi, nhưng ít ra tôi cảm thấy được quan tâm như những người anh em đang trên chung 1 con thuyền, và dĩ nhiên công việc ngày hôm đó của tôi tốt lên hẳn. Đó là cái hay thật sự của người làm PM.
PM giỏi là người biết giữ cân bằng và giải quyết mâu thuẫn trong công việc
Đối với bản thân tôi, 1 tuần vừa qua thật sự sóng gió kể từ khi đi làm. Có đêm tối về ngủ chẳng yên vì bug cứ đeo bám trong đầu tôi. Nhưng cty tôi có 1 câu châm ngôn mà tôi rất tâm đắc "Trưởng thành qua thách thức và thất bại". Chính nhờ tư tưởng dám chấp nhận thách thức để bản thân trưởng thành hơn, mà tôi đã vượt qua được 1 tuần đầy khó khăn và tự đúc kết cho mình vài điều:
  • Đôi khi công việc làm ta căng thẳng, nhưng những lúc như vậy cần hít một hơi thật sâu, hay uống vài chục ngụm nước để con người bình tĩnh lại, tránh làm ảnh hưởng những mối quan hệ xung quanh. Vì dẫu sao, công việc cũng chỉ là công việc, mọi người trong team cũng chỉ vì đồng lương, nhưng cái quan trọng là tình cảm, phải bỏ đi cái Tôi, chứ đừng làm rạng nứt những mối quan hệ
  • Chủ động nhiều hơn nữa với công việc. Cần bôn chen, để được học hỏi nhiều hơn, từ nghiệp vụ, đến kinh nghiệm sống của những người đi trước. Vì sống là không chờ đợi !
  • Càng nhiều thử thách, khó khăn, con người ta sẽ mau trưởng thành hơn. Luôn sẵn sàng tâm lý đón nhận những thử thách, khó khăn mới.
5s quảng cao: Blog này được soạn trên DocsToGo dành cho BlackBerry ^o^ (một trong những lý do làm cho BlackBerry trở nên tuyệt vời với tui).
http://wpmedia.o.canada.com/2013/06/cal0513blackberry_q10_26916803.jpg?w=660&h=330&crop=1
Thế giới trong lòng bàn tay :)

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Just Do It

Hôm nay kể một chút về cô bạn tui  (người đặc biệt đó mà). Chuyện là cổ đi dạy thêm cho 1 đứa học lớp 8. Cô là sv năm cuối nhưng vẫn muốn đi dạy. Tôi không cản mà còn khuyến khích. Vì vốn dĩ cô là người nhút nhát, để cô đi dạy, được giao tiếp nhiều hơn, biết đâu lại tốt.
Hôm nay, cô bé lớp 8 bày trò cosplay nhân vật Miku (tôi không biết viết vậy có đúng tên nhân vật không nữa). Thế là cô bé kia nằng nặc đòi nghỉ học, rồi đòi cô bé của tôi dẫn đi cái hội chợ triển lãm gì của Nhật ấy.
Chụp hình với Miku
Cô bé lớp 8 cosplay khá xinh, được nhiều người chụp hình rất dễ thương. Mà ở đâu có từ "xinh", "dễ thương" là cô bạn của tôi cũng muốn như vậy ^^.
Vậy là tối hôm nay cô bạn về hí hửng khoe với tôi đủ điều. Và rồi cô nảy ra ý tưởng là sẽ cosplay giả nam thành nhân vật Naruto để tham gia ngày hội cosplay vào đầu tháng 5 này tại NVH Thanh Niên. Cô làm tôi hơi bất ngờ. Ý tưởng rất hay. Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để cô hoà nhập hơn với mọi người. Tôi chỉ mong giúp cô nuôi dưỡng được ý tưởng này và thực hiện nó, với tất cả lòng mong muốn của tôi.
Cuộc sống là một hành trình đầy thú vị. Hãy mạnh dạng bước ra thế giới ngoài kia để tận hưởng nhé! Just Do It. Đừng lo lắng gì hết.
P/s: gửi cô gái bị bịnh khùng giống tui :)

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc

Lúc tôi viết blog này chính là thời điểm cực thịnh của một loại mô hình phần mềm phục vụ quản lý phân phối sản phẩm mà công ty tôi đang làm nói riêng và thị trường CNTT Việt Nam nói chung. Dự án đổ về liên tục, không chỉ công ty tôi mà các công ty ngoài đều đang ráo riết tuyển nhân lực về CNTT. Team của tôi đang làm, chuyên về mảng database, cũng đang trong tình trạng thiếu và cần tuyển thêm người. Trong thời gian rảnh rỗi, tôi thường đăng thông tin tuyển dụng lên Wall Facebook của nhà mình, và cũng có nhiều người apply, nộp CV xin vào phỏng vấn.

Tôi có một cô bạn thân học chung Đại học, sau khi làm được ở công ty HP* khoảng tầm 2 năm thì nghỉ làm, do project cô đảm nhiệm fail và một phần là cũng chán môi trường làm việc hay đại loại là như vậy. Ý tưởng làm chung với cô bạn thân thật không tồi, nên tôi cố gắng hết sức có thể để giúp cô được tuyển vào công ty. Với CV khá đẹp và ấn tượng, cùng với gần 2 năm kinh nghiệm, cộng thêm 1 tí PR của tôi nên cô không cần phải qua bài Test như các ứng viên bình thường, mà vào thẳng vòng phỏng vấn luôn. Đậu thì chắc chắn sẽ đậu, nhưng điều tôi lo mức lương và loại hợp đồng là gì để cô có thể chấp nhận vào làm cho công ty thôi. Cho nên, tôi rất hay nhắc nhở cô ôn luyện, đặc biệt kiến thức về OOP, 1 ít về tối ưu CSDL, và nắm mô hình cũng như công nghệ mà cô đã áp dụng vào project khi còn làm bên công ty cũ.
Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm phỏng vấn (đây là lần đầu tiên cô đi phỏng vấn tại 1 công ty), nên thái độ khi phỏng vấn của cô thật sự rất rất thiếu tự tin, tôi đúc kết được là thông qua lời kể của cô cũng như của sếp tôi khi phỏng vấn cô ấy. Phần câu hỏi về kiến thức nền tảng cô trả lời rất tốt (có thể nói là trúng tủ vài câu), còn phần về công nghệ cô đã áp dụng cho project khi còn làm cho công ty cũ thì không được tốt cho lắm, nhưng cũng không thể nói là tệ. Tuy nhiên, cái mất điểm lớn nhất của cô trước các nhà tuyển dụng là thái độ thiếu tự tin, ngồi phòng máy lạnh mà mồ hôi ướt đẫm, rất ít khi cười, hỏi đến đâu, trả lời đến đó rồi thôi, không diễn giải hay giải thích gì nhiều thêm ra. Đặc biệt, đến phần cuối hỏi về mức lương mong muốn, cô đã trả lời một cách mà các nhà tuyển dụng không mong đợi "Em không biết". Qua cách trả lời đó, rõ ràng là cô đã cho các nhà tuyển dụng thấy cô không có chút tự tin về bản thân hay năng lực của mình. Đến nỗi sếp tôi phải thót lên rằng "Hình như em không có chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn ngày hôm nay thì phải. Nếu có thì em đã cân đo đong đếm khả năng của mình để quy ra mức lương cụ thể rồi". Thật tiếc.
Vài ngày sau, tôi có đọc được một bài viết theo tôi khá hay và chính xác khi đi phỏng vấn xin việc. Và nếu tôi đọc được bài này sớm hơn và share cho cô bạn tôi đọc trước khi đi phỏng vấn, thì có lẽ tình hình có thể khá hơn một chút.
Kinh nghiệm đúc kết thứ 1 là: khi còn là sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối, hãy tìm kiếm cho mình cơ hội để được đi phỏng vấn, càng nhiều càng tốt. Tôi khá tâm đắc nên phải nhắc lại rằng, càng nhiều càng tốt. Vì lúc đó, mình chẳng mất gì cả, có chăng là mất thời gian thôi. Nhưng đổi lại là một bụng kinh nghiệm rất rất đáng quý. Mỗi lần phỏng vấn là mỗi lần được rà soát lại toàn bộ kiến thức của mình, cũng như tăng cường khả năng giao tiếp với nhà tuyển dụng. Sau các buổi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng sẽ cho ta những lời khuyên quý giá vì đó là lời khuyên dành riêng cho mỗi chúng ta, chứ không có chung chung như các buổi hội thảo bày cách trả lời phỏng vấn một cách chung chung.
Kinh nghiệm thứ 2 là về cách trình bày CV. Theo tôi thì CV của cô bạn tôi khá ấn tượng, súc tích và ngắn gọn trong 1 trang A4. Tôi đã cầm 2 CV của 2 ứng viên khác, viết bằng tiếng Anh, dài hơn 2 trang A4. Tôi nghĩ là các bạn đã khá vất vả để tìm những template CV đẹp, đúng chuẩn (theo cảm nhận của các bạn), chỉnh sửa từng câu chữ tiếng Anh cho đúng kiểu Formal. Nhưng có một điều mà dường như các bạn quên hẳn đi mất, đó là tìm hiểu thật kĩ nhu cầu tuyển dụng tại vị trí mà bạn muốn apply vào. Cụ thể, vị trí tôi đăng tuyển thiên về lập trình web Java, database thì sử dụng Oracle là chính. Vậy mà tôi phải mất khá lâu (tôi phóng đại tí thôi chứ mất khoảng chừng 5s - vậy là lâu rồi) để tìm kiếm xem có chỗ nào nhắc về Java, oracle, hay database hay không, ngoài những kinh nghiệm (chủ yếu là làm các project nhỏ khi còn là sinh viên) về .NET, C#, MSSQL. Tôi không nói đó là sai, tôi chỉ nghĩ nó chưa đánh đúng vào tâm lý, vào các nhu cầu thực sự của nhà tuyển dụng. Nếu bạn chỉ biết C# hay MSSQL, bạn có thể nhắc nhiều hơn về OOP hay cách tối ưu câu truy vấn, viết báo cáo, kinh nghiệm thiết kế DB, ít ra phải như vậy. Cho nên, đừng photo nhiều CV để đi rãi khắp các công ty tuyển dụng. Nếu bạn thật sự muốn CV mình ấn tượng giữa 1 chồng CV của các ứng viên khác, hãy tìm hiểu thật kĩ nhu cầu thực sự của nhà tuyển dụng. Viết ra bạn có những tố chất gì để đáp ứng nhu cầu đó, viết rõ ra, đập ngay và luôn vào mắt họ, và họ sẽ chú ý đến bạn nhiều hơn.